Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Tác dụng và một số lưu ý khi sử dụng nha đam trong việc chăm sóc da và sức khỏe

Nha đam (còn có tên gọi khác là Lô Hội Aloe Vera, Long tu) nguồn gốc có từ Bắc Phi. Đặc điểm: lá nha đam hình mũi mác dày và mọng nước.

Nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc làm đẹp, chăm sóc da (đặc biệt là trị nám) và tốt sức khỏe bao gồm:
- Axít amin tối thiểu có 23 loại
- Các loại Vitamin như B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E
- Các khoáng tố vi lượng như Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr.
- Các Monosaccharid và Polysaccharid

Tác dụng và một số lưu ý khi sử dụng


Cụ thể:
- Các Monosaccharid, Polysaccharid có tác dụng kháng virut, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Prostaglandin và các axít béo chưa bão hoà: có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non.
- Các Enzym: là các men tiêu hoá giúp ăn ngon miệng và làm thuốc bổ
- Nhóm anthraglycoside Anthraquinon: Có tác dụng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc và chống táo bón gồm

Tác dụng của nha đam:
- Kháng khuẩn
- Nhuận tràng
- Làm lành vết thương
- Trị viêm loét dạ dày
- Trị bệnh ngoài da
- Phòng ngừa sỏi niệu
- Bệnh xơ gan cổ trướng
- Bệnh tiểu đường và cao áp huyết
- Trị mụn
- Thực phẩm
- Làm đẹp

Lưu ý: Ngoài những tác dụng trên, nha đam còn có tác hại mà bạn cần chú ý:
- Tùy từng nơi trồng mà thành phần nha đam sẽ có thay đổi. Nha đam thường có tương tác với những chất khác. Nên người bệnh tim không nên dùng
- Không nên ăn số lượng lớn nha đam, hoặc ăn trong thời gian dài (3-6 tháng) dễ gây ra:

  • Gây bệnh tiêu chảy
  • Phụ nữ mang thai có xác suất sinh quái thai. Phụ nữ đang cho con bú phải rất cẩn thận vì con trẻ dễ bị ngộ độc khi bú mẹ.
  • Bị co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Người mắc bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng nha đam vì anthraquinon trong nhựa cây dễ gây sung huyết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét